Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi

Việc thi công móng cọc khoan nhồi là một kỹ thuật không chỉ giúp tăng sức chịu tải cho nền móng mà còn giảm thiểu rủi ro xảy ra và nâng cao tuổi thọ cho công trình. Nói cách khác chỉ cần một sai sót nhỏ trong các bước thi công cũng có khả năng làm giảm chất lượng và ảnh hưởng tới toàn bộ kết cấu công trình. Bạn có thể tham khảo quy trình thi công cọc khoan nhồi do chuyên gia Sunco Việt Nam tư vấn ngay sau đây nhé!

Cọc khoan nhồi là gì? Tác dụng của móng cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi chính là một loại cọc bê tông cốt thép rất đặc biệt. Cọc này thường được thi công đổ ngay tại chỗ, trên nền đất bằng và thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ hoặc thông qua các ống thiết bị. Có thể tạo lỗ thủ công hoặc dùng máy khoan hiện đại.

Nói cách khác thì cọc khoan nhồi là dạng cọc có móng sâu, cọc có đường kính tầm 60 – 300 cm. Cọc có đường kính dưới 76cm là cọc nhỏ, đường kính trên 76 cm là cọc lớn.

thi công móng cọc khoan nhồn

Thi công móng cọc khoan nhồi có tác dụng chủ yếu là gia cố nền móng và giữ ổn định chắc chắn cho toàn công trình. Hiện nay đường kính cọc càng rộng hơn, thi công sâu hơn, đáp ứng tốt mọi công trình khác nhau như : xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và các loại công trình cầu đường, cảng, cảng sông hoặc là cảng biển…

Ưu điểm vượt trội của móng cọc khoan nhồi

– Móng cọc nhồi có khả năng chịu tải trọng cực kỳ tốt, gấp 1,2 lần so với những phương pháp thi công cọc bê tông khác.

– Tạo ra được cọc bê tông cốt thép có đường kính với độ sâu lớn hơn

– Thi công được ở nhiều địa hình phức tạp như : đá cứng, đất cứng, kể cả các nền đất có sự thay đổi địa tầng phức tạp đều thi công tốt.

– Khả năng chịu tải ngang tốt, tăng sức chịu lực cho nền móng của công trình

– Thi công móng cọc khoan nhồi có chấn rung cực nhỏ, không gây ảnh hưởng tới các công trình liền kề ở xung quanh.

– Thi công đơn giản, không phải hàn nối giống như các loại cọc khác.

Bạn có thể tham khảo thêm vật tư băng cản nước pvc hiệu quả cho thi công móng tại đây

Quy trình thi công móng cọc khoan nhồi

Thi công cọc khoan nhồi chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật sẽ diễn ra như sau :

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Để thi công hiệu quả thì cần chuẩn bị mặt bằng tốt. Theo đó cần khảo sát địa chất nơi thi công, san phẳng hết mặt bằng, đảm bảo nền không lún, nền khô ráo, tránh đọng nước, tạo rãnh thoát nước để phòng khi mưa lớn.

Xác định vị trí tim cọc

Yếu tố này cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới hiệu quả móng. Bạn cần xác định đúng trục, tim toàn bộ công trình và tim của cọc nhồi. Sau đó đánh dấu đúng vị trí đó để khi thi công chuẩn xác hơn.

Chuẩn bị vật tư thi công

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và vật liệu thi công móng cọc khoan nhồi đến công trường. Để vật liệu ở nơi cao ráo, không lo ngập nước.

Hạ ống vách

Hạ ống vách sẽ giúp định vị vị trí và dẫn hướng máy khoan, ổn định bề mặt hố khoan, ngăn đất đá không bị rơi vào hố khoan. Có thể dùng thiết bị rung đường kính phù hợp để hạ ống vách.

Tiến hành khoan tạo lỗ

Ống vách sau khi hạ xong thì khoan tạo lỗ, đảm bảo tạo lỗ định đúng vị trí lỗ khoan, tránh sai lệch sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi khoan đến độ sâu yêu cầu thì bơm dung dịch Bentonite để đảm bảo chất lượng hố khoan.

Làm sạch hố khoan

Cần hút sạch hết nước ở trong hố khoan, làm sạch hết mùn khoan, đất đá, vật liệu khác có trong hố để đảm bảo chất lượng cọc khoan nhồi. Tuyệt đối không được để hố khoan đọng nước hay dính các vật liệu, sỏi đá, mùn…

Thực hiện hạ lồng thép

Hố khoan sau khi được làm sạch sẽ hạ lồng thép xuống, đảm bảo lắp ghép đúng vị trí như trên bản thiết kế, lắp đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đổ bê tông

Bước đổ bê tông được coi là khâu quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ chất lượng thi công cọc khoan nhồi. Tiến hành trộn bê tông đúng tỷ lệ rồi đổ bê tông vào lồng thép trước đó. Với mẻ bê tông đầu thì cần dùng nút bao tải chứa vữa xi măng nhão, tránh bê tông không tiếp xúc với nước hoặc dung dịch khoan.

Lấp đầu cọc khoan nhồi

Sau khi đổ bê tông xong thì bạn tháo hết các giá đỡ của ống phần trên ra. Đồng thời cắt các thanh thép trên lồng thép và lấp đá, đảm bảo lấp bằng bề mặt đất tự nhiên hiện tại ở công trình.

Rút ống vách ra

Bước này đòi hỏi thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm, trực tiếp dùng máy rung đằm xuống rồi rút ống lên từ từ.

Kiểm tra lại chất lượng cọc

Bước cuối cùng đó là kiểm tra kỹ lưỡng lại cọc sau khi thi công có đảm bảo chất lượng hay không, đảm bảo cho phần thi công tiếp sau.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về việc thi công móng cọc khoan nhồi, nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần chia sẻ và tư vấn, xin liên hệ đường dây nóng: 0989.999 219 (Call/Zalo)

Theo nguồn bài viết: https://suncogroupvn.com/thi-cong-mong-coc-khoan-nhoi/